1. Tầm quan trọng của tập thể dục trong điều trị bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật thì tập luyện thể dục cũng là một cách để giảm các triệu chứng khi mắc bệnh cơ xương khớp. Chúng đóng vai trò quan trọng mà các biện pháp khác không thể thay thế:
- Cải thiện sức mạnh của cơ xương khớp, tăng chất lượng ở sụn khớp và phòng ngừa xốp xương, loãng xương
- Giảm cân, giảm trọng tải lên khớp
- Màng hoạt dịch khớp linh hoạt, dây chằng bao khớp vững để các cơ không bị teo. Cơ co duỗi và đàn hồi tốt, bệnh ít tái phát và giảm triệu chứng, thậm chí là không còn đau nữa
Khi mới luyện tập, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên, kiên trì tập thể dục điều trị bệnh cơ xương khớp sẽ mang đến những kết quả tốt.
Tập thể dục giúp điều trị bệnh cơ xương khớp
2. 6 bài tập thể dục điều trị bệnh cơ xương khớp hiệu quả ở nhà
Bài tập 1: Đứng tay đơn kéo chân
Tác dụng: Bài tập đứng tay đơn kéo chân giúp giảm căng thẳng ở các khớp đầu gối. Thực hiện: Chân dang rộng bằng vai
Bước 1: Gập chân phải theo hướng phía sau, sao cho lòng bàn chân hướng về phía mông và cố định bằng bàn tay phải.
Bước 2: Cố gắng đưa gót chân càng gần mông càng tốt (có thể dùng bức tường để giữ thăng bằng). Giữ tư thế này tầm 30 giây rồi thả lỏng và lặp lại với chân trái. Mỗi ngày làm 3 lần để có kết quả như mong muốn.
Bài tập 2: Vặn mình
Tác dụng: Kéo giãn cột sống và thắt lưng. Đồng thời giảm nhức mỏi và đau ở lưng, tăng cường độ chắc khỏe của cột sống
Thực hiện: Bạn nằm thẳng trên giường hoặc sàn nhà.
Bước 1: Gập hai đầu gối 90 độ, hai bàn chân chống xuống sàn và hai tay bắt chéo sau gáy.
Bước 2: Chân trái bắt chéo sang chân bên phải rồi ép sát đầu gối chân phải vào thành giường. Giữ trong vòng 15 giây
Bước 3: Trở về tư thế ban đầu, đổi chân và thực hiện tương tự
Bài tập 3: Nâng chân đơn
Tác dụng: Nâng chân đơn nhằm tăng cường cơ bắp xung quanh khu vực đầu gối
Thực hiện: Ngồi trên ghế, hai chân cong góc 90 độ
Bước 1: Nâng chân phải từ từ lên sao cho song song với mặt sàn nhà, chân trái giữ trên mặt đất
Bước 2: Giữ trong 30 giây rồi hạ dần chân phải xuống và lặp lại với chân trái. Thực hiện 10 lần như thế và 2 lần/ngày.
Động tác nâng chân đơn
Bài tập 4: Gập gối
Tác dụng: Tăng độ giãn và săn chắc ở phần gối, lưng cổ
Thực hiện: Nằm thẳng trên giường hoặc sàn, hai bàn chân chống lên mặt sàn
Bước 1: Gập gối trái vào sát thân mình
Bước 2: Nâng cổ và vai lên rồi ép sát cằm vào đầu gối, giữ 15 giây
Bước 3: Đưa chân trái về vị trí ban đầu, tiếp đến đổi sang chân phải. Tập luyện ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút.
Bài tập 5: Gập lưng
Tác dụng: Kéo căng và thư giãn cột sống. Giảm đau cổ, vai lưng và rất phù hợp cho những người thường xuyên bị đau cột sống lưng
Thực hiện: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng
Bước 1: Hai chân gập lại 45 độ và dạng sang 2 bên
Bước 2: Đưa hai tay về phía trước rồi từ từ gập sát thân xuống sàn và giữ trong vòng 15 giây
Bước 3: Thả lỏng người và trở về tư thế ban đầu, lặp lại bài tập 10 lần
Bài tập 6: Lưng mèo
Tác dụng: Giảm đau nhức cột sống lưng và cổ, tăng cường sức mạnh ở cổ tay. Ngoài ra còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa và máu lưu thông tốt hơn.
Thực hiện: Nằm sấp trên sàn nhà
Bước 1: Chống hai gối vuông góc 90 độ với mặt sàn. Cẳng tay và khuỷu tay thẳng còn bàn tay thì chống xuống sàn
Bước 2: Đẩy lưng cong lên trên, phần cổ và đầu gập sát vào thân và giữ trong 10 giây
Bước 3: Trở về như bước 1 rồi đẩy bụng cong xuống dưới. Nâng đầu và cổ hướng lên trời, giữ tầm 10 giây
Bước 4: Trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác 10 lần
Động tác lưng mèo